Meta description là gì? Cách viết meta description chuẩn SEO 2021

Với những người chuyên về mảng Content SEO, meta description đã là một khái niệm quá đỗi quen thuộc giúp người viết đưa content tiếp cận với khách hàng của mình một cách dễ hơn. Để tạo nên một website hoàn chỉnh với content chất lượng, nội dung phong phú và hữu ích là chưa đủ. Và nếu chúng ta gọi content là kho tàng thông tin, kiến thức thì meta description chính là chìa khóa mở ra kho tàng ấy. Vậy meta description là gì? Làm sao để viết meta description chuẩn SEO? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm về thẻ Meta

Trước hết, muốn hiểu rõ về khái niệm meta description, bạn sẽ cần phải biết đôi điều về thẻ meta. Vậy thẻ meta là gì?

Thẻ meta hay meta tag là một đoạn văn ngắn mô tả nội dung của trang thường xuất hiện trong mã nguồn. Hiểu một cách ngắn gọn, thẻ meta sẽ mô tả cô đọng nội dung giúp công cụ tìm kiếm hiểu được website đang đề cập đến vấn đề gì.

Có 4 loại thẻ meta thường được sử dụng khi làm SEO:

  • Meta keyword: Một loạt những từ khóa liên quan đến chủ đề, nội dung mà trang web hiển thị.
  • Meta title: Đây là dòng text bạn sẽ gặp ngay ở thẻ trình duyệt của mình. Những công cụ tìm kiếm sẽ xem văn bản này như “tiêu đề” cho trang của bạn.
  • Meta description: Mô tả ngắn gọn về nội dung trang.
  • Meta Robots: Chỉ dẫn cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm để bot biết nên làm gì với trang của bạn.

Khái niệm về Meta description

Meta description là thẻ meta gồm 1 đoạn văn bản ngắn  (từ 155 – 160 ký tự)  mô tả nội dung chính mà trang web đề cập. Dựa vào đó, công cụ tìm kiếm và người đọc có thể hiểu về chủ đề được viết trên trang web của bạn.

Mục đích chính khi tạo meta description thường là cung cấp những thông tin tổng quát về nội dung bài viết của trang, từ đó lôi kéo người dùng quan tâm đến chủ đề này truy cập vào bài viết của bạn hay nói cách khác là tăng tỷ lệ người dùng click vào bài viết.

Thông thường, meta description sẽ được đặt vào phần mã nguồn (source code) của website theo cấu trúc

<head>

<meta name=”description” content=” Meta Description.”>

</head>

Tuy vậy, meta description không được những công cụ tìm kiếm sử dụng như một yếu tố để xếp hạng từ khóa. Tuy vậy,  những công cụ tìm kiếm này sẽ đánh giá trang web dựa trên tỷ lệ click chuột của người dùng nên việc sử dụng meta description hiệu quả và khôn ngoan sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi làm SEO.

Ví dụ về Meta description

Cách viết meta description chuẩn SEO 2021 – vận dụng meta description hiệu quả

Với những người làm SEO, việc viết một meta description phù hợp nhưng cũng không kém phần hấp dẫn là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng traffic của website. Mặc dù vậy, để viết được một meta description chuẩn là điều khiến cả những người làm SEO lâu năm cũng phải băn khoăn. Vậy hãy cùng tham khảo một số tiêu chuẩn viết meta description của năm 2021 nhé!

Sử dụng ngôn từ hấp dẫn

Như đã nói ở trên, thẻ meta có chức năng như một quảng cáo ngắn gọn về nội dung của page. Sự hấp dẫn của meta sẽ thu hút người đọc quyết định click vào trang của bạn trong vô số những kết quả tìm kiếm được hiển thị. Điều này sẽ giúp trang của bạn tối đa hóa được tỉ lệ click chuột, giúp tăng rating của website. Đồng thời, Google và các công cụ tìm kiếm đều in đậm từ khóa trong meta description nếu chúng trùng với từ khóa người dùng tìm kiếm, nên việc cho “keyword” hợp lý và sát nội dung trang vào meta sẽ giúp bạn thu hút sự quan tâm của người dùng.

Meta description hấp dẫn là yếu tố thúc đẩy người dùng click vào đường link dẫn đến content của bạn

Tránh viết thẻ meta trùng lặp

Giống như cách mà bạn phát triển tiêu đề cho bài viết của mình, hãy cố gắng xây dựng các thẻ meta không bị trùng lặp với nhau và đảm bảo nó là duy nhất cho mỗi page. Điều này sẽ giúp những kết quả hiển thị theo từ khóa trên công cụ tìm kiếm được rõ ràng hơn, không gây nhiễu cho người dùng với quá nhiều kết quả giống nhau.

Thẻ meta phải phù hợp với content mà trang cung cấp

Đây là một trong những điều quan trọng mà bạn nên nhớ trước khi làm meta description. Google luôn kiểm soát để phát hiện những mô tả meta giả, không phù hợp với nội dung page nhằm mục đích lừa người dùng truy cập vào. Thậm chí trong một số trường hợp, Google còn phạt những website này và khiến website của bạn rớt top bất cứ lúc nào.

Không sử dụng ký tự đặc biệt khi làm meta description

Bất kỳ một ký tự đặc biệt nào, đặc biệt là dấu ngoặc kép sẽ bị Google cắt mô tả nếu chúng được đặt trong HTML của meta. Nhằm tránh điều này xảy ra, tốt nhất bạn đừng nên đặt bất kỳ ký tự đặc biệt nào ngoài chữ và số trong mô tả meta của mình. Điều này sẽ hạn chế được mô tả meta của bạn bị cắt ngắn khi hiển thị kết quả tìm kiếm.

Làm nổi bật thương hiệu

Trong năm 2021, đây là một trong những xu hướng marketing tối ưu giúp khách hàng dễ dàng biết đến thương hiệu mà bạn đang xây dựng. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để thu hút người dùng quan tâm hơn đến thương hiệu của bạn.

Sử dụng tên thương hiệu trong meta description giúp thu hút người dùng hơn

Có thể sử dụng rich snippets

Hiện nay, đang có rất nhiều website sử dụng Rich snippets để tăng thêm uy tín cho website của mình. Hiểu đơn giản thì rich snippets là đoạn thông tin hiển thị xếp hạng, đáng giá của người dùng về website của bạn dưới dạng sao (tổng cộng 5 sao). Những trang web nhận được đánh giá tích cực, tất nhiên sẽ dễ dàng thu hút người dùng click vào hơn.

Ví dụ về sử dụng rich snippets

Trên đây là một số phương pháp và mẹo viết meta description chuẩn SEO theo xu hướng của năm 2021 mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Để tìm hiểu thêm về những chủ đề tương tự, vui lòng truy cập địa chỉ Mua Backlink và bổ sung kiến thức cho bản thân về SEO nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *